Vay tiền online qua app quá đơn giản mà người vay tiền có thể rơi vào những bẫy lừa đảo của bọn cho vay nặng lãi. Để bảo vệ người vay tiền khỏi tình trạng bị lừa đảo, Nghetaichinh mang đến cho khách hàng những thông tin quan trọng về những app cho vay tiền bị bắt để khách hàng có thể tham khảo.

Nội dung bài viết

Vay tiền online qua app là gì?

Vay tiền online qua app là một hình thức vay tiền online qua ứng dụng tài chính trên nền tảng di động như Android hoặc IOS, không cần thế chấp cũng như không cần tài sản đảm bảo. Ngoài ra, cách thức vay này cũng tương tự với vay tín chấp là dựa trên uy tín cá nhân.

Sau khi tải ứng dụng và điền thông tin, khách hàng lựa chọn gói vay phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, khi khoản vay được phê duyệt thì tiền sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của khách hàng. Với hình thức vay này, chỉ cần cung cấp ảnh chụp CMND/ CCCD còn hiệu lực hoặc Sổ hộ khẩu, khách hàng có thể dễ dàng đăng ký và được duyệt vay.

Tuy nhiên, đâu mới là những app vay tiền uy tín, đâu là những app cho vay tiền bị bắt cần lưu ý, hãy tham khảo qua danh sách các app lừa đảo dưới đây.

Danh sách những app cho vay tiền bị bắt mà khách hàng cần chú ý

  • Vay Tốc Độ
  • I Đồng
  • Home Đồng
  • Cashwagon
  • V Đồng
  • More Loan
  • VD Online
  • Smart Loan
  • Money Top
  • HanaDong
  • OVay
  • SieuCash
  • Beat Cash
  • Sieuvay
  • ClickDong
  • Tiendaytui
  • TreeMoney
  • Tindung Easy
  • VayCoNgay
  • OkVayNgay
  • Cash Tốc Độ
  • VivaVayNgay
  • TopvaynhanhH
  • Money24/24
  • HomevayLOAN
  • TinDung24/24
  • … ( sẽ tiếp tục cập nhật thêm )

Đây chỉ là một số ít tiêu biểu bị bắt trong những app cho vay tiền bị bắt hiện nay. Vì vậy, khi vay tiền online, khách hàng nên tìm kiếm thông tin về app mình sắp vay qua các kênh thông tin uy tín cũng như tham khảo thêm những hình thức lừa đảo có thể gặp phải và dấu hiệu nhận biết của những app cho vay tiền bị bắt để không gặp phải những trường hợp khó xử.

Các hình thức lừa đảo của những app cho vay tiền bị bắt

Những app cho vay tiền bị bắt đa phần là những app do người Trung Quốc cầm đầu kéo theo một vài người Việt Nam để lập các công ty cho vay tài chính trá hình. Điểm chung của những tổ chức này chính là không đăng ký kinh doanh, không quan tâm nhiều đến hồ sơ vay, lịch sử tín dụng, thu nhập để xem xét khả năng trả nợ và luôn mang đến những ưu đãi hấp dẫn trên trời, sau đó thực hiện nhiều phương án khác nhau để giăng bẫy lừa đảo người vay tiền như sau:

Vay tiền với lãi suất cắt cổ

Những app cho vay tiền bị bắt đều công khai mức lãi suất không vượt quá 20%/ năm – mức trần lãi suất theo quy định của pháp luật và cam kết sẽ trả đúng lãi suất đó cho khách hàng. Nhưng thực tế, mức lãi suất đó chỉ là “tượng trưng”, bằng cách lươn lẹo vô lý trong điều khoản dịch vụ, các đơn vị cho vay này sẽ lách luật đẩy mức lãi suất lên rất cao. Ngoài ra, nếu người vay không trả đúng hẹn thì sẽ phải chịu các khoản phí phạt khác cùng mức lãi suất cắt cổ.

Giải ngân không đúng số tiền vay

Nhiều app cho vay tiền nhưng khi giải ngân cho khách hàng thì số tiền giải ngân không đúng với cam kết. Trong khi đó, lãi suất vẫn được tính đúng như số tiền đã đăng ký vay trong hợp đồng ban đầu.

Lửa đảo bằng cách yêu cầu cung cấp tài khoản iCloud

Trong quá trình đăng ký và sắp đến phần xét duyệt, nhiều app vay tiền còn yêu cầu người vay sử dụng iPhone cung cấp tài khoản iCloud của mình, nhiều khi còn bắt người vay phải cho phép họ toàn quyền quản lý thông tin đời tư của người vay. Trường hợp không thể chi trả hoặc có vấn đề phát sinh, bên cho vay có thể đòi nợ, đe dọa không chỉ riêng người vay mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.

Lừa đảo qua các App vay tiền ảo

Mang vỏ bọc là app vay tiền, bọn lừa đảo sẽ yêu cầu người vay tiền tải app về và thực hiện các bước đăng ký, cung cấp thông tin và xác thực bằng phương pháp chụp hình CMND, CCCD. Cùng lúc đó, hacker có thể xâm nhập vào chính hệ thống các đơn vị này để lấy thông tin của người dùng. Hầu hết mục đích chính là thu thập thông tin người dùng để rao bán lại hoặc lấy thông tin này đi thực hiện các hành vi lừa đảo khác như đăng ký tài khoản viễn thông, vay vốn ở các công ty tài chính, vay qua mạng hay thậm chí bị lấy luôn tài khoản ngân hàng.

Lừa đảo bằng cách tiếp thị thông qua Facebook, Zalo

Đây là cách tiếp cận lừa đảo khá phổ biến trên mạng xã hội nhằm tiếp cận người dân cho vay vốn hỗ trợ mùa dịch. Khi người dân mất cảnh giác, đăng nhập vào các đường link lừa đảo sẽ hiển thị giao diện giao dịch giống với trang giao dịch điện tử của các ngân hàng. Các giao diện này sẽ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để kích hoạt app, mật khẩu, mã OTP tài khoản ngân hàng để chiếm dụng tiền trong tài khoản của người dân. Hoặc yêu cầu người vay tiền chuyển tiền và cam kết sẽ trả lại số tiền nếu muốn vay tiền cao.

Dấu hiệu để nhận biết của những app cho vay tiền bị bắt

Để nhận biết đâu là những app cho vay tiền bị bắt, người vay tiền nên xem xét kỹ lưỡng những yếu tố sau đây để không bị vay phải “tín dụng đen”:

  • App vay tiền thu lãi suất cao vượt quá 20%/ năm lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • App vay tiền không có giấy phép kinh doanh, không công khai minh bạch về thông tin công ty, mức lãi suất và các khoản phí, khoản vay trên trang chủ.
  • App vay tiền có mã số kinh doanh đơn vị vay giả.
  • App vay tiền yêu cầu khách hàng thanh toán trước một khoản phí để minh chứng cho khả năng trả nợ khách hàng.
  • App vay tiền không thực hiện theo đúng cam kết về lãi suất, kỳ hạn theo thỏa thuận trước đó.
  • App vay tiền cho người dùng đăng ký vay nhưng không được giải ngân. 
  • App thông báo sai số tài khoản và yêu cầu khách hàng phải nộp tiền phí điều chỉnh.
  • App vay tiền dẫn dụ khách hàng truy cập vào địa chỉ website giả mạo có đường dẫn và giao diện tương tự với website chính thức của các tổ chức tín dụng nhằm thu thập thông tin cá nhân khách hàng để bán cho bên thứ 3.
  • App vay tiền được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội với ưu đãi trên trời hoặc tự tìm đến người vay thông qua các trang mạng xã hội.
  • App vay tiền yêu cầu người vay tiền ủy quyền hay được truy cập vào thông tin cá nhân như hình ảnh hay danh bạ.
  • Các điều khoản hợp đồng được viết quá là mập mờ, hoạt động như hình thức rửa tiền.

Kinh nghiệm tránh những app cho vay tiền bị bắt

Để không vay nhầm “tín dụng đen”, khách hàng có thể nắm qua các bước như sau:

B1: Kiểm tra xem app vay tiền có thông tin doanh nghiệp minh bạch và có website chính thống hay không. Đồng thời, có vài app vay tiền vì muốn tăng mức độ uy tín nên vẫn có mã số đơn vị kinh doanh. Vì vậy, người vay tiền nên tra cứu thông tin mã số thuế doanh nghiệp để đảm bảo app vay tiền có hoạt động hoặc tồn tại hay không trước khi vay vốn.

B2: Đọc và kiểm tra kỹ các điều khoản về lãi suất, khoản vay, thời hạn trả nợ, hồ sơ cung cấp khi vay trước khi ký kết hợp đồng. Tuyệt đối không vay qua các app yêu cầu thông tin khách hàng, duyệt tiền rồi mới đưa thông tin xác nhận. Như vậy, khi có vấn đề tranh chấp xảy ra thì còn có căn cứ để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

B3: Tham khảo thêm về dấu hiệu nhận biết những app cho vay tiền bị bắt trên các trang báo chính thống hoặc các trang blog uy tín để tránh rủi ro. Không nên đọc trên các hội nhóm trên các trang mạng xã hội vì các app vay tiền ảo có thể gài người vào để khuấy đảo dư luận đi theo ý họ. Bên cạnh đó, hạn chế tham khảo các app vay tiền đang chạy quảng cáo trên mạng mà hãy tham khảo những người thân có kinh nghiệm vay qua app sẽ nắm tốt thông tin hơn.

Cách đối phó khi dính phải những app cho vay tiền bị bắt

Khi bị lừa đảo, người vay tiền hãy thu thập những chứng cứ bị lừa đảo liên quan đến thông tin và hành vi lừa đảo của app như chụp lại tin nhắn trao đổi về giao dịch cho vay tiền… Sau đó, làm đơn tố cáo để trình báo các bằng chứng đó lên cơ quan công an và bên Tòa án để kiện app cho vay “tín dụng đen”.

Ngoài ra, nếu trong quá trình tìm hiểu các app vay tiền mà có phát hiện hành vi lừa đảo, bạn hãy tìm đến đường dây nóng gần địa phương bạn để tố cáo tín dụng đen qua App hoặc liên hệ đến các đường dây nóng của báo chí như Chuyển động 24h, Báo điện tử…

Top những đơn vị cho vay tiền uy tín, đáng tin cậy

Takomo

Takomo – Công ty tư vấn tài chính các khoản vay ngắn hạn

Những app cho vay tiền bị bắt, Takomo uy tín

  • Kỳ hạn vay: 500.000 VNĐ cho đến 10.000.000 VNĐ
  • Lãi suất: 12% – 18.25% năm
  • Thời gian trả: 91 đến 120 ngày

Oncredit

Oncredit – Công ty tư vấn tài chính uy tín

Những app cho vay tiền bị bắt, OnCredit uy tín

  • Kỳ hạn vay: từ 500.000 VNĐ đến 18.000.000 VNĐ
  • Lãi suất: 14,2 – 14,6%/ năm
  • Thời gian trả: từ 91 đến 182 ngày
  • Ưu đãi:  0% lãi suất trong lần vay đầu tiên

Tamo

Tamo – Nền tảng tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính trực tuyến 24/7

Những app cho vay tiền bị bắt, Tamo uy tín

  • Kỳ hạn vay: từ 250.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ
  • Lãi suất: 12 – 20%/ năm
  • Thời gian trả: từ 90 ngày đến 180 ngày
  • Ưu đãi: 0% lãi suất cho khoản vay đầu tiên đến 30 ngày từ 4 triệu VNĐ

MoneyCat

MoneyCat – Nền tảng cho vay tiền online uy tín nhất với các khoản vay linh hoạt

Những app cho vay tiền bị bắt, MoneyCat uy tín

  • Kỳ hạn vay: từ 1.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ
  • Lãi suất: 12 – 18.25%/ năm
  • Thời gian trả: từ 91 ngày đến 182 ngày
  • Ưu đãi: 0% lãi suất trong lần vay đầu tiên.

Tima

Tima – Nhà cung cấp nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P) đầu tiên tại Việt Nam

Những app cho vay tiền bị bắt, Tima uy tín

  • Kỳ hạn vay: từ 3.000.000 VNĐ đến 42.000.000 VNĐ
  • Lãi suất: 18%/ năm
  • Thời gian trả: từ 9 tháng đến 12 tháng

Kết luận

Trên đây là một số thông tin chi tiết về những app cho vay tiền bị bắt mà Nghetaichinh muốn cung cấp cho bạn đọc có thể tham khảo, năm bắt để tránh bản thân rơi vào bẫy của bọn lừa đảo.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trước khi chọn cho bản thân một app vay tiền uy tín để chọn gói vay vốn phù hợp.

Xem thêm:

About the Author Nghetaichinh

Tiền không bao giờ là quyết định cuộc sống của bạn, nhưng nó có thể tạo ra nhiều cơ hội cho bạn