Như đã biết, tiền mặt ở Việt Nam có nhiều mệnh giá và nhiều loại như tiền giấy (tiền cotton và tiền polymer), tiền xu (kim loại). Trong quá trình sử dụng và lưu thông không thể tránh khỏi việc rách, hư hỏng do nhiều nguyên nhân.

Nhiều người sẽ thắc mắc tiền rách có đổi được không? Đổi tiền rách ở đâu và chi phí như thế nào? Quy trình và các thủ tục ra sao?

Nghetaichinh sẽ cùng bạn tìm hiểu và trả lời cho các câu hỏi trong bài viết bên dưới nhé!

Nội dung bài viết

Tiền rách là gì? Tiền rách xử lý như thế nào?

Tiền rách là gì? Tiền rách xử lý như thế nào?
Tiền rách là gì? Tiền rách xử lý như thế nào?

Tiền rách là cách gọi thông thường khi tờ tiền giấy hay đồng tiền không còn nguyên vẹn như ban đầu cụ thể là tiền bị rách, hư hỏng, mất màu, mất số hay đồng tiền bị biến dạng, cong vênh…

Tiền rách sẽ làm mất giá trị đồng tiền và không thể sử dụng để chi tiêu.

Cách xử lý thông thường mọi người hay nghĩ đến là đến cây xăng đổi hoặc đến trực tiếp ngân hàng để đổi tiền.

Vậy đổi tiển như thế nào là đúng qui định của ngân hàng nhà nước?

Tiền rách có đổi được không?

Như đã nói ở trên, tiền rách sẽ làm mất giá trị đồng tiền và bạn không thể chi tiêu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc rách tiền, hư hỏng tiền. Vậy thật sự là tiền rách có đổi được không?

Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tin quy định rõ về việc đổi tiền rách theo thông tư 25/2013.

Khi gặp trường hợp tiền rách, hư hỏng bạn nên giữ lại và đem đổi để tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, không phải trường hợp tiền rách nào cũng có thể đổi được. Ngân hàng sẽ có những quy định riêng về việc đổi tiền rách cụ thể bên dưới.

Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về việc đổi tiền rách

Ngân hàng là nơi phát hành tiền và cũng là nơi hỗ trợ bạn đổi tiền rách đúng theo luật pháp Việt Nam. Theo thông tư 25/2013, những loại tiền tệ không đủ tiêu chuẩn lưu thông sẽ được hỗ trợ đổi như sau:

Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông hoặc lỗi kỹ thuận khi phát hành

  • Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
  • Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.
  • Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp lại làm mất một phần hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in hoặc các lỗi khác.
Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông hoặc lỗi kỹ thuận khi phát hành
Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông hoặc lỗi kỹ thuận khi phát hành

Tiền rách nát, hư hỏng khi bảo quản, sử dụng tiền

  • Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán phải đảm bảo còn diện tích tối thiểu bằng 90% tờ tiền cùng mệnh giá. Và phải còn nguyên gốc, giữ nguyên bố cục tờ tiền.
  • Tiền bị cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do hóa chất (a xít hoặc các chất có tính ăn mòn); viết chữ, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục, rỉ sét hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không phải do hành vi cố ý hủy hoại. Phải đảm bảo diện tích còn lại lớn hơn hoặc bằng 60% so với tờ tiền cùng mệnh giá.
  • Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.
Tiền rách nát, hư hỏng khi bảo quản, sử dụng tiền
Tiền rách nát, hư hỏng khi bảo quản, sử dụng tiền

Những trường hợp tiền rách không đổi được

  • Tiền rách, hư hỏng do hành vi cố ý hủy hoại của người sử dụng.
  • Tiền giả.
  • Không đảm bảo các yếu tố bảo an liên quan đến: mực không màu phát quang, hình ẩn trong cửa sổ nhỏ phát quang hàng số se ri, chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, dây bảo hiểm, IRIODIN

Chi phí đổi tiền rách như thế nào?

Theo quy định mới tại thông tư 25/2013/TT-NHNN thì các trường hợp tiền bị rách, hư hỏng trong quá trình lưu thông hoặc lỗi kỹ thuật trong quá trình in ấn thỏa điều kiện đổi tiền thì Ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn đổi ngang giá trị và miễn phí thu đổi tiền.

Việc đến chợ đen hay những nơi đổi tiền không uy tín, có thể tốn phí mà có nguy cơ bị đổi phải tiền giả nữa. Được biết, nhiều hội nhóm kín về dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội thông báo mức phí đổi tiền như sau:

  • Dưới 100.000đ : 15%
  • Trên 100.000đ: 10%
  • Trên 1triệu: 5%

Vì vậy, khi có nhu cầu đổi tiền rách, bạn hãy liên hệ bất cư chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ đổi tiền miễn phí nhé.

Đổi tiền rách ở ngân hàng nào?

Đổi tiền rách ở ngân hàng nào?
Đổi tiền rách ở ngân hàng nào?

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì tất cả các ngân hàng bao gồm Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần đều hỗ trợ khách hàng đổi tiền rách.

Dưới đây là một số Ngân hàng lớn và có mạng lưới rộng khắp cả nước, bạn có thể ghé qua khi có nhu cầu đổi tiền nhé.

Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng lớn và có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Với số lượng là 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh nước ngoài, với 815 phòng giao dịch. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy phòng giao dịch BIDV để đổi tiền.

BIDV hỗ trợ đổi tiền miễn phí và đổi ngang giá trị tiền theo đúng quy định của nhà nước. Bạn có thể yên tâm khi đổi tiền ở BIDV.

Ngân hàng Agribank

Ngân hàng Agribank là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay trên mọi phương diện. Hiện tại Agribank đã có hơn 2300 Chi nhánh/ Phòng giao dịch trên toàn quốc.

Khi cần đổi tiền rách, bạn có thể dễ dàng tìm thấy Chi nhánh/ Phòng giao dịch của Agribank để đổi tiền. Bạn chỉ cần đảm bảo tiền rách, hư hỏng thỏa điều kiện được hỗ trợ đổi thì nhân viên ở Agribank hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

Ngân hàng Vietcombank

Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng cổ phần lớn nhất nước ta hiện nay. Vietcombank hiện đã hơn 600 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vị thành viên trong và ngoài nước.

Cũng như những ngân hàng kể trên, việc đổi tiền rách tại Vietcombank là hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng khi tiền của bạn thỏa những điều kiện để đổi tiền tại Ngân hàng nhà nước.

Hướng dẫn thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng

Với các trường hợp tiền giấy bị rách, hư hỏng do quá trình lưu thông hay lỗi kỹ thuật in ấn thì khi mang đến đổi tiền tại ngân hàng bạn sẽ được hỗ trợ đổi ngay mà không cần thủ tục gì thêm.

Trường hợp tiền bị rách do quá trình bảo quản, sử dụng như thủng, cháy… thì bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau để được hỗ trợ đổi tiền:

  • Giấy đề nghị đổi tiền theo mẫu qui định tại Ngân hàng nhà nước. Bạn điền đúng và đầy đủ các thông tin như sau: Họ tên, số điện thoại, CMND/CCCD, địa chỉ, số lượng tiền cần đổi, nguyên nhân rách, hư hỏng,…
  • CMND/CCCD sao y bản chính còn hiệu lực trong vòng 6 tháng.

Quy trình đổi tiền rách tại các ngân hàng

Khi đã chuẩn bị đủ giấy giờ cần thiết, bạn mang đến chi nhánh/ phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ đổi tiền. Tùy theo nguyên nhân bạn cung cấp dẫn đến tiền rách, ngân hàng sẽ tiến hành giám định lại theo quy trình sau:

  • Trong 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hiện vật kèm giấy đề nghị giám định thì cơ quan thu nhận sẽ chuyển đến ngân hàng nhà nước trên địa bàn để giám định.
  • Trong 3 ngày làm việc tiếp theo sẽ trả kết quả giám định.
  • Nếu vẫn chưa xác định được kết quả thì sẽ chuyển lên chi nhánh/ sở giao dịch/ kho quỹ cấp cao hơn để tiến hành giám định.
  • Trong 5 ngày làm việc tiếp theo sẽ thông báo kết quả bằng văn bản và trả hiện vật về đơn vị đề nghị giám định ban đầu.

Sau khi giám định, nếu thỏa điều kiện bạn sẽ được đổi tiền rách ngang mệnh giá và miễn phí.

Trường hợp phát hiện có hành vi cố ý gây hư hỏng hủy hoại tiền thì cơ quan nhận đề nghị sẽ tiến hành lập biên bản, tạm giữ hiện vật và chuyển đến cơ quan công an để tiến hành xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nếu ngân hàng không hỗ trợ đổi tiền rách phải làm sao?

Nếu bạn mang tiền rách đúng quy định là không đủ tiêu chuẩn lưu thông đến ngân hàng để tiến hành đổi nhưng nhân viên từ chối mà chưa qua bất cứ bước tiến hành giám định nào.

Thì bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền, và bạn cần cung cấp đủ bằng chứng là file ghi âm/ghi hình về việc nhân viên tại ngân hàng từ chối hỗ trợ đổi tiền.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý ngân hàng theo đúng quy định của Pháp Luật. Với mức phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng quy định tại điểm a, khoản 2, điều 30 nghị định 96 của Chính phủ ngày 17-10-2014 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định rõ hành vi “từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng”.

Một số trường hợp đổi tiền rách khác

  • Trường hợp bạn đang có số lượng tiền rách ít và mệnh giá không cao, ví dụ như tiền bị rách đôi rồi dán băng dính lại, mờ số hoặc rách một phần nhỏ dưới 1cm hoặc có lỗi từ việc in ấn. Bạn có thể mang tiền đến cây xăng để nhờ họ đổi.

Một số cây xăng vẫn hỗ trợ đổi trong những trường hợp này, tuy nhiên việc đổi tiền không phải là trách nhiệm của cây xăng. Nên họ vẫn có thể từ chối đổi tiền nếu như họ thấy tiền bạn mang đến không đảm bảo là tiền thật hay tiền rách quá nhiều.

Nên Nghetaichinh vẫn khuyến khích bạn đến các ngân hàng gần nhất để đổi tiền theo đúng qui định.

  • Trường hợp bạn đi rút tiền tại trụ ATM mà ATM trả tiền rách cho bạn. Thì tiền rách có đổi được không? Câu trả lời là bạn cũng có thể đổi được nhé. Bạn nhanh chóng mang số tiền này đến ngân hàng và yêu cầu ngân hàng đổi tiền ngang giá trị và cũng hoàn toàn miễn phí.

Lời kết

Qua những chia sẻ trên, Nghetaichinh bạn đã tìm được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi ban đầu là tiền rách có đổi được không và những điều cần lưu ý khi đổi tiền rách rồi.

Có thể thấy việc đổi tiền rách tại ngân hàng cũng đơn giản, không mất phí mà còn đảm bảo an toàn so với đổi tiền rách ở bên ngoài.

Nếu có những câu hỏi hay vấn đề cần giải đáp về đổi tiền rách bạn hãy để lại bình luận, Nghetaichinh sẽ giải đáp tận tình cho bạn sớm nhất nhé.

Bài đọc tài chính, có thể bạn quan tâm:

Hướng Dẫn Làm Thẻ Ngân Hàng Nào Tốt Nhất Hiện Nay

Hướng dẫn chi tiết cách vay tiền theo sim Viettel VPBank

Kinh Nghiệm Vay Tiền Mặt Home Credit

About the Author Nghetaichinh

Tiền không bao giờ là quyết định cuộc sống của bạn, nhưng nó có thể tạo ra nhiều cơ hội cho bạn