Ở bất kì thời đại nào, mối quan hệ vay – mượn vẫn luôn diễn ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, thay vì có vay có trả thì một số trường hợp lại muốn có ăn mà không có làm, khi vay tiền thì có ý định không trả hoặc trây ỳ không muốn trả. Vậy trong trường hợp này, chủ nợ cần phải có những biện pháp như nhắc nhở hoặc nặng hơn là viết đơn trình báo vay tiền không trả gửi tới cơ quan công an có thẩm quyền tại địa phương hoặc nơi cư trú gần nhất 

Cùng nghetaichinh cập nhập những thông tin mới nhất về đơn trình báo vay tiền không trả theo đúng pháp luật Việt Nam. 

vay tiền không trả

Nội dung bài viết

Căn cứ pháp lý

Theo luật pháp Việt Nam, hành vi vay tiền được xem là một hợp đồng vay tài sản. Căn cứ vào điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản như sau: 

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. 

Tại điều 105 quy định về tài sản như sau:

  1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
  3. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  4. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Như vậy, vay tiền cũng chính là một hợp đồng vay tài sản mà cả bên cho vay và bên vay đều phải chấp thuận theo những gì đã đưa ra từ trước.

Bên cho vay có nghĩa vụ giao đúng số tiền và có quyền nhận lại số tiền cho vay, tiền lãi đúng thời hạn theo như đã thoả thuận. Bên vay có quyền nhận đúng số tiền được vay và có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền vay, tiền lãi theo như thoả thuận ban đầu. 

bộ luật dân sự 2015 về đơn trình báo vay tiền không trả

Tại điều 280 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ hoàn trả tiền:

“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2.Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng vay tiền và trả đúng hạn. Với một số trường hợp vay tiền không hoàn trả đúng thời hạn, tức là người vay vi phạm hợp đồng, không hoàn thành hết nghĩa vụ của mình, sẽ bị kết vào những trường hợp vi phạm khác nhau. Lúc này, người cho vay có nguy cơ bị thiệt hại về tài sản đã cho vay. 

Tuỳ theo từng trường hợp vi phạm hợp đồng mà người vay tiền không trả có thể bị kết tội không hoàn thành nghĩa vụ dân sự hoặc kết tội hình sự, điều này đã được nêu rõ tại điều 175 Bộ luật Dân sự 2015. 

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  3. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  7. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  8. d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  9. đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  1. e) Tái phạm nguy hiểm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  4. b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  5. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

 

Phương án xử lý khi người vay không trả tiền 

Trong trường hợp bạn không may trở thành nạn nhân của việc vay tiền không trả, bạn cần tìm hiểu và nắm bắt được tình huống mình đang gặp phải để đưa ra cách giải quyết khác nhau. 

Phương án 1: Trong trường hợp thân tình, bạn có thể sử dụng biện pháp nhắc nhở, răn đe hoặc cảnh cáo người vay. 

Phương án 2: Khởi kiện đòi tài sản tại Toà án 

Như luật pháp đã có quy định: “khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” 

Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng, bên còn lại hoàn toàn có quyền khởi tố để kiện bên đã vi phạm. Với những hồ sơ thủ tục như sau:

  • Đơn trình báo vay tiền không trả
  • Chứng cứ, giấy tờ liên quan minh chứng khoản cho vay 
  • Giấy xác nhận hoặc chứng minh địa chỉ nơi ở, cơ quan làm việc của bị đơn 
  • Căn cước công dân hoặc chứng minh thư, sổ hộ khẩu. 

Phương án 3: Gửi đơn trình báo vay tiền không trả đến cơ quan công an địa phương gần nhất.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đánh giá tình huống bạn gặp phải sẽ có hiệu lực dân sự không hiệu quả khi khởi tố lên toà án thì phương án của bạn nên lựa chọn là viết đơn trình báo vay tiền không trả gửi đến cơ quan. Ở bất cứ trường hợp nào, bạn cũng nên báo đến với cơ quan chính quyền để bạn không thiệt thòi, mất mát tài sản. 

Theo quy định tại điều 2 Luật tố cáo năm 2018, “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”

Mẫu đơn trình báo vay tiền không trả mới nhất 2022

Có vay có trả, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có điều kiện hoàn trả số tiền được vay và số tiền lãi như hợp đồng thoả thuận ban đầu. Để tránh thiệt thòi về tài sản, nghetaichinh đã gợi ý cho bạn 3 phương án để gỉai quyết tình huống bạn gặp phải. 

mẫu đơn trình báo vay tiền không trả

Trong phạm vi bài viết, nghetaichinh cập nhập mẫu đơn trình báo mất tiền mới nhất và đầy đủ nhất được xây dựng bởi mẫu đơn tố cáo được quy định tại mẫu số 46 được ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP 2008 của Tổng thanh tra. 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

……., ngày…. tháng…. năm ……

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ………………………………………………………………………..…………………..…………..…………………..

Tên tôi là: ……………………………………………………………………………………………….…………..…………..…………………..

Số CCCD: …………………………………………………………………………………………………………..…………..…………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..…………..…………..…………………..

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: ……………………………………………..…………..…………………..

…………………………………………………………………………………………………………..…………..…………..………………….……

Nay tôi đề nghị công an, cơ quan chức năng xem xét những vấn đề sau đây để ngăn chặn, kịp thời xử lý những hành vi lừa đảo xâm hại đến quyền tài sản của công dân:…………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..…………..…………..…………………..

Tôi xin đính kèm tài liệu, chứng cứ sau:

1…………………….

2…………………….

3…………………….

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI TỐ CÁO

       (Ký, ghi rõ họ tên)

Tải xuống tại đây

Quy trình giải quyết đơn trình báo vay tiền không trả

Theo luật tố cáo 2018, quy trình thủ tục giải quyết được trình báo vay tiền không trả tại các cơ quan công an chức năng có thẩm quyền như sauu:

  • Cơ quan công an chức năng thụ lý đơn trình báo vay tiền không trả từ người viết đơn
  • Sau khi cơ quan công an chức năng thụ lý, người giải quyết tố cáo cần xác minh tính xác thực của nội dung trong đơn trình báo vay tiền không trả
  • Người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo trong đơn trình báo vay tiền không trả
  • Người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo đưa ra các biện pháp xử lý

Quá trình giải quyết đơn trình báo vay tiền không trả có thể diễn ra 10-15 ngày. 

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến đơn trình báo vay tiền không trả

Nộp đơn trình báo vay tiền không trả ở đâu? 

Sau khi bạn viết đơn và chuẩn bị các tài liệu chứng cứ đi kèm, bạn cần đem đơn đến nộp tại cơ quan cảnh sát điều tra của công an chức năng có thẩm quyết tại nơi cư trú. Theo bộ luật hình sự 2015, bạn có thể đem nộp tại một số địa điểm có chức năng thẩm quyền khác. 

Khi viết đơn trình báo vay tiền không trả cần lưu ý những điều gì?

  • Các tài liệu, giấy tờ chứng cứ kèm theo cần phải đầy đủ, rõ ràng, chân thực.
  • Xác định đúng yếu tố tội phạm để có thể lựa chọn nơi khởi tố. Vì nếu không có dấu hiệu tội phạm thì cần khởi kiện theo tố tụng dân sự chứ không phải tố cáo hình sự
  • Lựa chọn, cân nhắc đúng thẩm quyền để gửi đơn và giải quyết

Đòi nợ như thế nào để không vi phạm pháp luật?

Để đòi tiền mà không vi phạm pháp luật, chủ nợ cần tránh các cách giải quyết như sau: dùng vũ lực, đe doạ vũ lực, uy hiếp tinh thần của con nợ, bắt giữ trái phép con nợ….

Nếu như con nợ trây ỳ, cương quyết không trả, bạn nên viết đơn trình báo vay tiền không trả và nhờ cơ quan công an chức năng giải quyết.

Kết luận

Nghetaichinh đã cập nhập những thông tin mới nhất về mẫu đơn trình báo vay tiền không trả và những thông tin liên quan, bạn nên tham khảo kỹ trước khi làm đơn, hãy cẩn trọng và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trước khi cho vay để tránh phải các tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Xem thêm:

About the Author Nghetaichinh

Tiền không bao giờ là quyết định cuộc sống của bạn, nhưng nó có thể tạo ra nhiều cơ hội cho bạn